Điều chỉnh mục tiêu hoạt động hướng nghiệp phù hợp với từng bậc học

Ngày đăng 21/02/2020

Mỗi người để trưởng thành đều cần có những lời khuyên về kiểu công việc có thể phù hợp nhất để theo đuổi. Khi một lời khuyên như vậy được đưa ra, nó được gọi là những thông tin hướng dẫn nghề nghiệp (hướng nghiệp).

Ở Việt Nam, nhất là các miền quê, trong nhiều năm, học sinh cứ vô tư lao vào học đến hết bậc phổ thông, gần kỳ thi quốc gia mới bắt đầu chọn trường, chọn nghề để học sau phổ thông. Như vậy là quá muộn. Hướng nghiệp muốn đúng đắn và phù hợp cần cả một quá trình nỗ lực.

Bài viết này làm rõ về hướng nghiệp trong mỗi giai đoạn khác nhau: (1) Hướng nghiệp ở bậc Tiểu học, (2) Hướng nghiệp ở bậc Trung học và (3) Hướng nghiệp ở bậc Cao đẳng, Đại học.

Ở bậc Tiểu học

Đây chưa phải là giai đoạn mà học sinh buộc phải ra quyết định về nghề nghiệp mà các bạn ấy cần phải theo đuổi trong tương lai. Lúc này các bạn ấy còn khá nhỏ. Do đó, không nên tổ chức các chương trình hướng nghiệp trực tiếp ở giai đoạn này. Song, ở độ tuổi này, học sinh cần được học hiểu để có kiến thức chung về thế giới công việc. Có thể hình dung rằng, những định hướng cho công việc hoặc quan điểm phát triển của một nghề nghiệp có thể được bắt đầu ở giai đoạn này.

Đây cũng là giai đoạn mà việc quan sát học sinh sẽ giúp tìm ra được những phẩm chất, kỹ năng của học sinh có thể phù hợp với khối ngành/ ngành đặc thù nào đó trong tương lai. Từ đó, thầy cô và cha mẹ có thể tạo điều kiện để học sinh trải nghiệm cụ thể vào một số chuyên ngành trong tương lai, làm cơ sở để ra quyết định chọn nghề khi đã sẵn sàng.

Mục tiêu của hướng nghiệp trong giai đoạn này chính là đảm bảo cho trẻ được phát triển có định hướng. Trẻ trong giai đoạn này thường rất hùng hồn tuyên bố: Con thích làm cô giáo, con thích làm bác sĩ, con thích làm nông dân, con muôn slamf phi công… Tuy nhiên những phát ngôn này của các bé thường không được người lớn để ý hay xem rọng. Những mong muốn và kỳ vọng của các bé có thể chưa sát với thực tế xã hội.

Trẻ đang ở trong giai đoạn khám phá và trẻ có thể phát triển rất nhiều sở thích khá nhau theo thời gian. Các sở thích nghề nghiệp nghiêm túc hơn sẽ được phát triển ngày một rõ nét khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

Để phát triển sở thích và những hứng thú với việc tìm hiểu nghề nghiệp trong trẻ độ tuổi tiểu học, 10 kỹ năng sau có thể cần được phát triển trong giai đoạn này:

  1. Tình yêu và sự tôn trọng các công việc cần sức lao động
  2. Làm từng việc nhỏ một cách gọn gàng và có hệ thống
  3. Kỹ năng làm các công việc sử dụng đôi bàn tay
  4. Sắp xếp có trật tự các vật liệu, chất liệu trong quá trình học tập, sinh hoạt
  5. Phối hợp tay và mắt tốt
  6. Nâng cao năng lực hợp tác khi làm việc
  7. Nâng cao năng lực kết nối cá nhân với cá nhân
  8. Lòng khát khao được làm những công việc tốt hơn mình của ngày hôm qua
  9. Kỹ năng đánh giá khách quan một sản phẩm của riêng một người nào đó
  10. Chia sẻ thành quả với người khác

Tại Trường Genesis, việc học sinh được làm quen với 17 mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc từ nhỏ giúp tạo ra những hiểu biết ban đầu về các lĩnh vực phát triển của thế giới, là nền tảng cho hoạt động hướng nghiệp hiệu quả.

Ở giai đoạn cấp 2, cấp 3

Đây là giai đoạn đúng đắn và phù hợp để mỗi học sinh tìm hiểu và lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Đây là giai đoạn mà các bạn học sinh không còn nhỏ nữa, các bạn đã hoàn toàn có thể đưa ra quyết định về tương lai của mình, liên quan đến lựa chọn nghề nghiệp của mình. Vì vậy, những mục tiêu chính của sắp xếp hoạt động hướng nghiệp tại giai đoạn này như sau:

  1. Giúp học sinh thấu hiểu chính mình
  2. Giúp học sinh có hiểu biết, thông tin đầy đủ về các công việc ngoài xã hội, các kỹ năng và cơ hội khác nhau
  3. Giúp học sinh lựa chọn đúng hướng đi nghề nghiệp của mình
  4. Giúp học sinh có được công việc thực tập/ làm thêm trong lĩnh vực, dịch vụ, vị trí đã chọn
  5. Giúp học sinh suy nghĩ nghiêm túc về việc có theo học tiếp chuyên sâu về ngành nghề đó lên cao đẳng, đại học, thạc sĩ hay không.

Ở giai đoạn sau phổ thông

Mặc dù giai đoạn này rất quan trọng đối với học sinh trong việc lựa chọn nghề nghiệp nhưng không còn quá nhiều lựa chọn như thời phổ thông. Đây là giai đoạn mà các bạn đã ra quyết định lựa chọn hướng đi rồi. Vậy việc cần làm là hướng dẫn các bạn học tập kiến thức kỹ năng và tăng cường trải nghiệm chuyên sâu ở mỗi vị trí, học hiểu về bối cảnh và môi trường làm việc. (Trừ các bạn nào có ý định đổi sang một ngành nghề mới hẳn).

Các mục tiêu giai đoạn này bao gồm:

  1. Cung cấp thông tin giúp sinh viên có hiểu biết về ngành học của họ, những lĩnh vực hoặc nghề nghiệp cụ thể mà các bạn có thể theo đuổi khi kết thúc chương trình học cao đẳng/ đại học.
  2. Hỗ trợ sinh viên thực hiện một số nghiên cứu chi tiết về nghề nghiệp mà các bạn muốn theo đuổi
  3. Giúp sinh viên hiểu về một số con đường/ lộ trình khác nhau trong nhóm nghề đó.
  4. Hỗ trợ sinh viên làm quen với các đầu mối, tiền bối, cơ hội nghiên cứu cao và sâu hơn về nghề đó
  5. Giúp sinh viên biết về các chương trình hỗ trợ tài chính khác nhau để đạt được nguyện vọng, ví dụ như các hình thức tài trợ, các quỹ học bổng phát triển triển vọng.

Trường Genesis biên soạn.

Tham khảo: http://www.yourarticlelibrary.com/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *