Chương trình IPC và môn học Dự án Xanh – là hai điểm nhấn đặc biệt trong chương trình giáo dục tại Genesis School, hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm từ đông đảo phụ huynh. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
1.Tôi được biết nhiều trường Tiểu học hiện nay cũng áp dụng Chương trình IPC. Vậy Chương trình IPC tại Genesis có gì khác biệt không?
Chương trình Tiểu học quốc tế IPC là viết tắt của International Primary Curriculum. IPC mang bản chất của một chương trình giáo dục toàn diện, sáng tạo sắp xếp theo chủ đề dành cho trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 11. Tại Genesis, chúng tôi có nhiều ưu thế để triển khai chương trình IPC đạt được mục tiêu giáo dục, mục tiêu cá nhân và mục tiêu toàn cầu một cách hiệu quả.
- Đội ngũ phát triển chương trình của Genesis có chuyên môn vững vàng, nhiều kinh nghiệm triển khai chương trình quốc tế, luôn đồng hành và sâu sát tới từng giờ học để hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên trong tiến trình dạy học. Một điểm nổi bật là riêng đối với khối 1, các tiết học của chương trình IPC đều có 2 giáo viên cùng phụ trách, gồm 1 giáo viên nước ngoài và 1 giáo viên Việt Nam, giúp các em làm quen với phương pháp học và chương trình đặc thù này. Ngoài ra, toàn bộ chương trình IPC luôn hướng tới kết hợp tối đa hoá kinh nghiệm quốc tế và hiểu biết địa phương, để đảm bảo học sinh được tiếp thu kiến thức từ nhiều phương diện, đồng thời cho phép cá nhân hoá việc dạy học một cách tối ưu.
- Toàn bộ chương trình được điều phối bởi chuyên gia phụ trách chuyên biệt về IPC của phòng Chương trình đảm trách. Bởi vậy, chương trình IPC tại Genesis được sắp xếp theo một lộ trình thống nhất, có sự liên kết giữa các chủ đề, giữa nội dung và mục tiêu của từng khối lớp; được “may đo” phù hợp với nhu cầu và đặc thù của học sinh Genesis.
- Genesis định hướng lồng ghép 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc vào các chủ đề của từng khối lớp không chỉ trong chương trình IPC mà còn ở một số môn học khác. Qua đó, Genesis liên tục củng cố kiến thức, kỹ năng toàn diện từ đa góc độ để học sinh liên tục được rèn luyện và thực hành lối sống Xanh.
- Cơ sở vật chất hiện đại, mật độ xây dựng thấp, nhiều không gian mở tại Genesis cũng đáp ứng được những phương pháp chú trọng thực hành của chương trình IPC như vườn trường, sân cát, makerspace,…
2. Tôi có đọc tài liệu về 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc nhưng vẫn chưa hiểu rõ lồng ghép 17 mục tiêu này vào chương trình giáo dục là như thế nào?
Theo quan điểm của Genesis, việc lồng ghép 17 mục tiêu phát triển bền vững sẽ không chỉ dừng ở chương trình giáo dục mà sẽ được cụ thể hoá trong toàn bộ hoạt động của Nhà trường. Từ quan điểm xây dựng cơ sở vật chất (tiết kiệm năng lượng, tối đa không gian xanh, hài hoà, tôn trọng tự nhiên) cho tới quan điểm tôn trọng cá nhân (tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng bản sắc cá nhân, đảm bảo công bằng,…) và đưa 17 mục tiêu phát triển bền vững thành chủ đề cốt lõi của nhiều môn học và hoạt động dạy học liên môn tại Genesis.
Các mục tiêu này được lựa chọn, kết hợp để đưa vào các đơn vị bài học một cách hiệu quả tại tất cả các khối lớp. Các mục tiêu phát triển bền vững đặc biệt phù hợp với các chủ đề của chương trình IPC cũng như được bóc tách để đưa vào các môn học như Dự án Xanh, Tiếng Anh, Tiếng Việt,… vừa làm nội dung bài học phong phú hấp dẫn hơn vừa giáo dục học sinh về các vấn đề nổi cộm, gắn liền với thực tế xã hội.
Bảng Tổng hợp dưới đây có phân nhóm cụ thể các mục tiêu Phát triển bền vững của Liên hợp quốc được lồng ghép trong chương trình IPC/ môn học Dự án Xanh tương ứng với từng khối lớp.
Lớp 1: các tiết học tiêu biểu tích hợp liên môn, lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững: Cuộc sống khỏe mạnh: Tài nguyên nước; Tài nguyên đất. |
Lớp 2: các chủ đề quan trọng gồm Việc làm đàng hoàng và Tăng trưởng kinh tế; Đô thị và Cộng đồng bền vững; Tiêu dùng và Sản xuất có trách nhiệm |
Lớp 3: học sinh sẽ được làm quen với các khái niệm về Xóa nghèo; Xoá đói; Nước sạch và vệ sinh |
Lớp 4: các mục tiêu phát triển bền vững gồm Năng lượng sạch và bền vững; Giảm bất bình đẳng; Công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng |
Lớp 5: Chất lượng giáo dục; Bình đẳng giới; Hoà bình, Công bằng và Thể chế vững mạnh; Hợp tác để hiện thực hóa các mục tiêu |
3. Tôi được biết nhà trường đã triển khai môn học Dự án xanh được gần 3 năm. Vậy môn học này đã mang lại hiệu quả giáo dục như thế nào?
Genesis School đã triển khai môn học Dự án Xanh từ năm 2019 và đây là môn học đặc biệt chỉ có tại Nhà trường. Theo đó, với học sinh đã theo học bộ môn từ năm lớp một đến năm lớp ba, phụ huynh và giáo viên có thể nhận thấy các em có sự thay đổi rất nhiều về mặt kiến thức, thái độ, kỹ năng trong các vấn đề liên quan đến môi trường.
Về mặt kiến thức, bộ môn Dự án Xanh lựa chọn đặt ra các vấn đề môi trường theo hướng gần gũi với học sinh, với cuộc sống xung quanh của các em như tái chế rác thải, tiết kiệm năng lượng điện, nước hay thực phẩm,.. Nội dung được lồng ghép với 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc theo phương pháp dạy học liên môn để kiến thức có thể “thấm” một cách tự nhiên nhất.
Về mặt kỹ năng, môn Dự án Xanh phát huy tối đa hiệu quả của phương pháp dạy học theo dự án, giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, thuyết trình, tư duy thiết kế, tư duy phản biện, kỹ năng teamwork,.. Đặc biệt, giáo viên rất chú trọng xây dựng văn hoá học môn Dự án Xanh theo hướng “trưởng thành” hơn. Ví dụ như từ cách phát biểu, suy nghĩ, hay qua các video bài học đều góp phần khơi gợi thấu cảm về cuộc sống ở nhiều khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó, môn học khuyến khích học sinh sử dụng tiếng Anh góp phần tạo môi trường để học sinh thực hành ngôn ngữ thứ hai này.
Về mặt ý thức, các em học sinh đều hình thành ý thức tái chế và tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày ở trường, ở nhà từ những việc nhỏ nhất.
4. Môn học Dự án Xanh được tổ chức như thế nào và nội dung môn học ra sao?
Môn học Dự án Xanh áp dụng phương pháp dạy học dự án theo đúng định hướng giáo dục chú trọng thực hành của Genesis School. Theo đó, nội dung của môn học sẽ được chia theo các dự án gắn với các vấn đề về bảo vệ môi trường, xoay quanh 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.
Mỗi dự án kéo dài trong hai tháng với các bước tìm hiểu khái niệm, thực hiện thí nghiệm/ dự án cá nhân, cuối cùng sẽ thực hiện một dự án lớn của lớp/ khối để tham gia showcase cuối với sự tham gia của các Phụ huynh. Các em học sinh chủ động thực hiện các bước tìm hiểu đề tài, nghiên cứu, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, xây dựng bài thuyết trình… Giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, hỗ trợ, cung cấp nguồn học liệu.
Mỗi lớp tối đa 25 học sinh nên giáo viên có thể thực hiện nhiều hoạt động dạy học mang tính cá nhân hoá. Các em học sinh đều có cơ hội thực hành, rèn luyện kỹ năng và thể hiện bản thân.